Trách nhiệm Bộ Công an trong ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
- 1. Trách nhiệm của Bộ Công an trong ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
- 2. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
- 3. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
1. Trách nhiệm của Bộ Công an trong ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 4 Mục IV Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
5. Bộ Công an
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán và tiền tệ, lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, bảo đảm thị trường chứng khoán minh bạch, ổn định, an toàn, bền vững, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế.
b) Chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng điều tra, xác minh để xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm đúng người, đúng tội theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thị trường chứng khoán minh bạch, ổn định, an toàn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.
c) Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi đưa tin sai lệch, không chính xác gây mất an ninh, an toàn thị trường. Kịp thời thông tin tình hình xử lý để đảm bảo ổn định thị trường.
2. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
Theo Tiểu mục 5 Mục IV Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 quy định trách nhiệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, đánh giá, sửa đổi Luật Doanh nghiệp liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, cổ phiếu riêng lẻ.
3. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
Tại Tiểu mục 6 Mục IV Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
7. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các cơ quan: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính thức, chính xác về tình hình hoạt động thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo động lực cho nhà đầu tư tiếp tục tham gia thị trường vốn, phù hợp với quy định của pháp luật, tình hình kinh tế vĩ mô;
b) Phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác, thiếu kiểm chứng, gây tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư và ổn định thị trường tài chính.
c) Chỉ đạo các cơ quan báo chí phối hợp với các Bộ ngành liên quan tăng cường công tác thông tin truyền thông bài bản, kịp thời, liên tục, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về các quy định của pháp luật, kiến thức, kỹ năng, minh bạch hóa thông tin của các chủ thể tham gia thị trường để bảo vệ, giảm thiểu rủi ro và nâng cao niềm tin nhà đầu tư với thị trường tài chính, cân đối hàm lượng thông tin phù hợp; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán tổ chức bộ phận chuyên trách về thông tin và truyền thông để kịp thời tiếp nhận phản ánh của nhà đầu tư và các bên liên quan trên thị trường, chủ động giải quyết và báo cáo cơ quan quản lý những vấn đề thông tin và khủng hoảng truyền thông, tạo lập niềm tin và ổn định tâm lý thị trường.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh