Quan điểm phát triển thị trường vốn an toàn, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Quan điểm về phát triển thị trường vốn an toàn, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội? Mục tiêu phát triển thị trường vốn an toàn, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội? Tôi có nhu cầu tìm hiểu, xin được giải đáp.

Quan điểm về phát triển thị trường vốn an toàn, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội?

Căn cứ Mục I Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 quy định về quan điểm như sau:

1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ tại Văn kiện của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; ổn định môi trường đầu tư đảm bảo sự nhất quán, ổn định của chính sách để nhà đầu tư yên tâm hoạt động trên thị trường vốn Việt Nam.
2. Kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay, tập trung phát triển thị trường vốn an toàn, công khai, minh bạch, hiệu quả, bền vững, từng bước trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 16/2021/QH15 và số 31/2021/QH15 của Quốc hội.
3. Tăng cường quản lý, giám sát thị trường, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ; các chủ thể tham gia thị trường tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế.

Theo đó, quan điểm về phát triển thị trường vốn an toàn, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như sau:

- Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ tại Văn kiện của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; ổn định môi trường đầu tư đảm bảo sự nhất quán, ổn định của chính sách để nhà đầu tư yên tâm hoạt động trên thị trường vốn Việt Nam.

- Kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay, tập trung phát triển thị trường vốn an toàn, công khai, minh bạch, hiệu quả, bền vững

Quan điểm phát triển thị trường vốn an toàn, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Quan điểm phát triển thị trường vốn an toàn, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội (Hình từ Internet)

Mục tiêu phát triển thị trường vốn an toàn, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội?

Theo Mục II Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 quy định về mục tiêu như sau:

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
2. Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống. Phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường cổ phiếu và trái phiếu.
3. Đến hết năm 2025 phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu theo chiến lược tài chính và chiến lược phát triển ngành ngân hàng, cụ thể như sau:
a) Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.
b) Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.
c) Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; phấn đấu nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.

Như vậy, việc phát triển thị trường vốn an toàn, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội bao gồm các mục tiêu cụ thể được nêu trên.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào