Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào?
Những quy định chung về chứng chỉ đại lý bảo hiểm như thế nào?
Tại Điều 130 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 những quy định chung về chứng chỉ đại lý bảo hiểm như sau:
1. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm:
a) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe.
2. Nội dung chủ yếu đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm;
b) Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp đại lý bảo hiểm;
c) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;
d) Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
đ) Kỹ năng và thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm; nội dung đào tạo, hồ sơ, trình tự, thủ tục thi, cấp, thu hồi, cấp đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
Theo đó, nội dung chủ yếu đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm:
- Kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm;
- Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp đại lý bảo hiểm;
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;
- Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Kỹ năng và thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như thế nào?
Theo Điều 131 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
1. Hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm.
2. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
3. Hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Do đó, nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
- Hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm.
- Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
- Hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân