Có bị xử lý khi sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa?

Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa bị xử lý như thế nào? Thương nhân phân phối xăng dầu có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không thuộc sở hữu bị phạt như thế nào? Tôi là thương nhân kinh doanh xăng dầu. Khi bị đoàn kiểm tra tiến vào kiểm tra hoạt động phân phối xăng dầu của tôi thì đoàn kiểm tra phát hiện tôi đang sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa. Luật sư cho tôi biết là hành vi này của tôi bị xử lý như thế nào?

Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 20 Nghị định 99/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu, theo đó:

Hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh xăng dầu;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh xăng dầu mà không có Giấy phép kinh doanh xăng dầu theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 Nghị định này;
b) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân khác để kinh doanh xăng dầu;
d) Kinh doanh xăng dầu không đúng nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này trong trường hợp đối tượng vi phạm kinh doanh theo hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, kinh doanh phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Như vậy, bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng, đồng thời bị buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm.

Có bị xử lý khi sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa?

Có bị xử lý khi sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa? (Hình từ Internet)

Thương nhân phân phối xăng dầu có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không thuộc sở hữu bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 99/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân phân phối xăng dầu, theo đó:

Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân phân phối xăng dầu
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định;
b) Không đáp ứng điều kiện về kho, bể chứa xăng dầu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định;
b) Không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, nếu có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không thuộc sở hữu doanh nghiệp được xem là không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải thì bạn sẽ bị phạt tiền từ từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và còn bị tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào