Trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm như thế nào? Những quy định chung về đề phòng, hạn chế tổn thất trong doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? Xin hãy giải đáp giúp tôi theo quy định mới nhất của luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm như thế nào?

Tại Điều 121 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan có trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm.

Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan có trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm.

Trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?

Trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? (Hình từ Internet)

Những quy định chung về đề phòng, hạn chế tổn thất trong doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?

Theo Điều 122 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 những quy định chung về đề phòng, hạn chế tổn thất trong doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

1. Đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
2. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất; thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có).
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất sau đây:
a) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, đào tạo; hỗ trợ công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách về kinh doanh bảo hiểm;
b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng, hạn chế rủi ro;
c) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;
d) Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
4. Cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền về việc thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất.

Như vậy, đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.

Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất; thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có)

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào