Đối với thời gian tranh luận tại phiên tòa hình sự không được quá 30 phút?

Dạ, em là sinh viên năm nhất ngành luật, em có tìm hiểu sơ về quy trình xét xử vụ án hình sự cơ bản. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp Chủ tọa phiên tòa không cho các bên tranh luận nữa, nên em muốn hỏi luật quy định như thế nào? Có phải tối đa cho việc tranh luận là 30 phút không? Và Kiểm sát viên có quyền nghị án với Thẩm phán và Hội thẩm không?

Thời gian tranh luận tại phiên tòa hình sự không được quá 30 phút?

Căn cứ khoản 3 Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tranh luận tại phiên tòa như sau:

3. Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

Do đó, về nguyên tắc thì Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.

Đối với thời gian tranh luận tại phiên tòa hình sự không được quá 30 phút?

Đối với thời gian tranh luận tại phiên tòa hình sự không được quá 30 phút? (Hình từ Internet)

Kiểm sát viên có quyền nghị án với Thẩm phán và Hội thẩm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nghị án như sau:

1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.
Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án, nên đối với Kiểm sát viên sẽ không được thực hiện việc nghị án này.

Trân trọng!

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào