Cấp phép nhập khẩu tàu cá như thế nào? Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ?
Việc cấp phép nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào?
Tôi đang tìm hiểu các quy định về hướng dẫn thi hành luật thủy sản. Anh chị cho tôi hỏi việc cấp phép nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 26/2019/NĐ-CP cấp phép nhập khẩu tàu cá như sau:
1. Hồ sơ cấp phép nhập khẩu tàu cá:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
- Hợp đồng nhập khẩu tàu cá hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc hồ sơ phân cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử dụng (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng tàu, đối với tàu cá đóng mới.
2. Hồ sơ nêu tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt.
3. Trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu tàu cá gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản xem xét cấp phép cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 08.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cho phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Giấy phép nhập khẩu tàu cá, cho phép thuê tàu trần phải gửi cho tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu tàu cá hoặc xin thuê tàu trần đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).
Theo đó, hồ sơ cấp phép nhập khẩu tàu cá bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
- Hợp đồng nhập khẩu tàu cá hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc hồ sơ phân cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử dụng (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng tàu, đối với tàu cá đóng mới.
Cấp phép nhập khẩu tàu cá như thế nào? Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ? (Hình từ Internet)
Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về tàu đánh cá thủy sản. Anh chị cho tôi hỏi quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời:
Tại Điều 59 Nghị định 26/2019/NĐ-CP Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ như sau:
- Tặng, cho viện trợ tàu cá là việc Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ tàu cá cho Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam để sử dụng trong hoạt động khai thác thủy sản hoặc các hoạt động công vụ liên quan đến thủy sản.
- Việc tiếp nhận tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ cho cơ quan nhà nước của Việt Nam, Tổng cục Thủy sản quyết định trên cơ sở nhu cầu, điều kiện thực tế và quan hệ đối ngoại.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam tiếp nhận tàu cá của tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho phải đảm bảo đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Thủy sản.
- Trình tự, thủ tục nhập khẩu tàu cá do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định này.
Điều kiện đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II, loại III
Chào ban biên tập, Tôi đang tìm hiểu các quy định về cơ sở đăng kiểm tàu cá. Anh chị cho tôi hỏi điều kiện đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II và loại III được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 56 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì việc điều kiện đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II, loại III như sau:
Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II:
- Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này;
+ Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (đối với trường hợp là cơ sở đăng kiểm công lập) hoặc được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã; cơ sở đăng kiểm tàu cá phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu cá, đóng mới, cải hoán tàu cá, thiết kế tàu cá;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu: Có thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; có thiết bị được kết nối mạng và truyền dữ liệu với các cơ quan liên quan về hoạt động đăng kiểm tàu cá của cơ sở; có dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Thiết lập và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Đăng kiểm viên có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, điện, khai thác thủy sản, nhiệt lạnh hoặc chế biến thủy sản; trong đó, có ít nhất 02 đăng kiểm viên hạng II.
Đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III:
- Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
+ Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (đối với trường hợp là cơ sở đăng kiểm công lập) hoặc được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã; cơ sở đăng kiểm tàu cá phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với tổ chức, cá nhân kinh doanh tàu cá, đóng mới, cải hoán tàu cá, thiết kế tàu cá;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu: Có thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; có thiết bị được kết nối mạng và truyền dữ liệu với các cơ quan liên quan về hoạt động đăng kiểm tàu cá của cơ sở; có dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
- Đăng kiểm viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, khai thác thủy sản; trong đó, tối thiểu 01 đăng kiểm viên hạng II;
- Có quy trình kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu cá phù hợp với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn