Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép? Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá?
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép phải đáp ứng điều kiện nào?
Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định tàu cá theo quy định hướng dẫn thi hành luật thủy sản. Anh chị cho tôi hỏi việc điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép như sau:
1. Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 4 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).
Theo đó, cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép phải đáp ứng điều kiện sau:
- Có nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
- Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Mục 4 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
- Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (đối với cơ sở loại I, loại II); có quy trình công nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu cá (đối với cơ sở loại III).
Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép? Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá? (Hình từ Internet)
Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về thi hành luật thủy sản. Anh chị cho tôi hỏi việc Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như sau:
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được phân loại như sau:
1. Cơ sở loại I: đóng mới, cải hoán tất cả các loại tàu cá theo vật liệu vỏ.
2. Cơ sở loại II: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo vật liệu vỏ.
3. Cơ sở loại III: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét theo vật liệu vỏ.
Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định đối với tàu đánh cá nước ngoài hoạt động tại vùng biển Việt Nam. Anh chị cho tôi hỏi quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá nước ngoài cập cảng cá và thông báo danh sách cảng được chỉ định cho Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc.
2. Tàu nước ngoài được cập cảng cá Việt Nam, trừ trường hợp tàu nước ngoài có tên trong Danh sách tàu khai thác thủy sản, vận chuyển, chuyển tải, hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp. Tàu nước ngoài trước khi vào cảng cá Việt Nam phải thông báo trước 24 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức quản lý cảng cá phải thông qua cho cơ quan hải quan, biên phòng để thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định; thông báo cho cơ quan quản lý về thủy sản của địa phương hoặc văn phòng thanh tra tại cảng để thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu. Việc kiểm tra, xử lý được thực hiện theo khoản 3, 4, 5 và khoản 6 của Điều 70 Nghị định này.
4. Sau khi các thông tin đã được thanh tra, kiểm tra, xác minh, Tổng cục Thủy sản thông báo ngay đến các quốc gia có liên quan đến con tàu và lịch trình di chuyển của tàu để xử lý theo quy định.
5. Tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia mà tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn