Đối với người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có bản kết luận điều tra?
Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có bản kết luận điều tra?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nội dung trên như sau:
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, không bắt buộc phải có bản kết luận điều tra thì mới được thực hiện quyền bào chữa mà người bào chữa có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Thậm chí trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Đối với người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có bản kết luận điều tra? (Hình từ Internet)
Ai có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa?
Căn cứ khoản 1 Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nội dung trên như sau:
1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.
Trên đây là những người có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa theo quy định pháp luật hiện hành.
Trân trọng!
Lê Bảo Y