Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và môi trường trong quản lý các chất được kiểm soát được quy định như thế nào?
Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường?
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường, như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Viên và Nghị định thư Montreal, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về các chất được kiểm soát. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
a) Thực hiện quản lý các chất được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam là thành viên; phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất HCFC, HFC theo giai đoạn và hằng năm;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát; trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục, hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát và quy định về điều kiện sản xuất, sử dụng các chất được kiểm soát theo cam kết thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Công bố, sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số hàng hóa;
d) Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến về đăng ký, báo cáo, phân bổ và quản lý hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát; kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia về quản lý các chất được kiểm soát;
đ) Tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Montreal; phối hợp với cơ quan đầu mối của các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Montreal của Việt Nam;
e) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng ký, báo cáo, sử dụng hạn ngạch; quản lý việc thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý các chất được kiểm soát;
g) Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định này và các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý chất được kiểm soát.
Theo đó, trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Tài nguyên và môi trường bao gồm:
- Thực hiện quản lý các chất được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam là thành viên; phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất HCFC, HFC theo giai đoạn và hằng năm;
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát; trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục, hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát và quy định về điều kiện sản xuất, sử dụng các chất được kiểm soát theo cam kết thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Công bố, sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số hàng hóa.
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và môi trường trong quản lý các chất được kiểm soát được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 29 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, như sau:
2. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu, sản xuất đối với các chất được kiểm soát; có ý kiến về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu theo điều kiện trong phạm vi quản lý.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan:
a) Thực hiện việc quản lý, cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu chất Methyl bromide cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định này;
b) Kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia với hệ thống dịch vụ công trực tuyến về quản lý chất Methyl bromide của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu các chất được kiểm soát thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan đầu mối quốc gia để tổng hợp, xây dựng báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam trước ngày 30 tháng 01 hằng năm theo Mẫu số 07 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này và khi có đề nghị của cơ quan đầu mối quốc gia.
Như vậy, trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định theo pháp luật nêu trên.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài