Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?
Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?
Cho hỏi: Theo quy định thì giáo viên tiểu học còn bao nhiêu năm công tác thì phải nâng chuẩn trình độ đại học? Mong sớm nhận hồi đáp.
Trả lời:
Tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 có quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trong đó:
Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Như vậy, tính từ ngày 1/7/2020 giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng còn đủ từ đủ 07 năm công tác phải nâng chuẩn trình độ. Còn nếu ít hơn thì không bắt buộc phải nâng chuẩn trình độ.
Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học? (Hình từ Internet)
Đã có gia đình có được thi đại học?
Cho hỏi: Trường hợp một người đã kết hôn thì có được thi đại học không ạ? Mong sớm nhận hồi đáp.
Trả lời:
Tại Điều 13 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền học tập của công dân như sau:
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì quyền được học tập là quyền của mọi công dân. Nên việc một người đã kết hôn thì vẫn có quyền được nộp hồ sơ để thi đại học (không áp dụng đối với trường công an, quân đội) bình thường. Miễn sao người đó đáp ứng quy định về điều kiện để được thi đại học.
Giáo viên sắp về hưu có phải nâng chuẩn trình độ đại học không?
Xin chào luật sư! Tôi sinh 1/1969 lương bậc 10 hệ số 4.89 (giáo viên tiểu học hạng III) cao đẳng chưa có bằng đại học thì có phải đi học để nâng bằng không?
Trả lời:
Theo điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trong đó:
Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Căn cứ quy định trên, từ 01/7/2020 đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng còn đủ 07 năm công tác phải nâng chuẩn trình độ. Tuy nhiên, hiện nay chị sinh 1/1969 thì 10/2025 chị đủ tuổi về hưu (Còn 4 năm công tác). Do đó, chị không thuộc đối tượng phải nâng chuẩn trình độ cử nhân.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân