Dự phòng nghiệp vụ trong tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Dự phòng nghiệp vụ trong tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Tại Điều 97 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 dự phòng nghiệp vụ trong tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính có quy định như sau:
1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm;
b) Tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
c) Tách biệt giữa các hợp đồng bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Luôn có tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ đã trích lập, đồng thời tách biệt tài sản tương ứng với dự phòng quy định tại điểm c khoản này;
đ) Sử dụng Chuyên gia tính toán để tính toán, trích lập dự phòng nghiệp vụ;
e) Thường xuyên rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ.
4. Chính phủ quy định chi tiết về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ.
Theo đó, Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Tách biệt giữa các hợp đồng bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Luôn có tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ đã trích lập, đồng thời tách biệt tài sản tương ứng với dự phòng quy định tại điểm c khoản này;
- Sử dụng Chuyên gia tính toán để tính toán, trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Thường xuyên rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Dự phòng nghiệp vụ trong tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định chung về quỹ dự trữ trong tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Theo Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định chung về quỹ dự trữ trong tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính như sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn chủ sở hữu và bảo đảm khả năng thanh toán.
2. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hằng năm theo tỷ lệ 05% lợi nhuận sau thuế cho đến khi bằng mức tối đa theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Quỹ dự trữ trong tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn chủ sở hữu và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hằng năm theo tỷ lệ 05% lợi nhuận sau thuế cho đến khi bằng mức tối đa theo quy định của Chính phủ.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân