Có phạm tội khi cho người khác mượn gà đi chơi đá gà không?

Cho người khác mượn gà đi chơi đá gà có phạm tội không? Cho người khác mượn gà đi đá gà có bị tịch thu không? Ngày hôm trước em rể tôi có mượn gà của tôi đi chọi, tôi không biết là nó đem gà của tôi để đi đá gà lấy tiền. Trong lúc đá thì bị công an bắt. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có phạm tội gì? Và con gà của tôi có bị tịch thu không? Mong Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.   

Cho người khác mượn gà đi chơi đá gà có phạm tội không?

Theo Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội đánh bạc, theo đó: 

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, nếu số tiền cược đá gà của em rể bạn từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc trong một vài trường hợp dưới 5.000.000 triệu nhưng đã bị kết án về tội này thì em trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Về phía bạn, nếu có căn cứ cho rằng bạn không biết em rể mang gà của bạn đi chọi gà thì trong trường hợp này bạn không phạm tội.

Cho người khác mượn gà đi đá có bị tịch thu không?

Căn cứ Điều 46 Bộ luật hình sự 2015 về các biện pháp tư pháp:

1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Theo đó, gà chọi là vật trực tiếp liên quan đến tội đánh bạc nên công an có quyền tịch thu để phục vụ điều tra. Trong quá trình này, nếu bạn chứng minh được con gà thuộc sở hữu hợp pháp của bạn và bạn không biết việc em rể dùng nó để tham gia đánh bạc thì bạn sẽ được trả lại gà.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào