Có cần lấy ý kiến của trẻ 7 tuổi khi nhận chăm sóc thay thế không?
1. Có cần phải lấy ý kiến của trẻ 7 tuổi khi nhận chăm sóc thay thế không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH quy định xác định trẻ em được nhận chăm sóc thay thế như sau:
Trẻ em được nhận chăm sóc thay thế khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Trẻ em thuộc các đối tượng theo quy định tại Điều 62 Luật trẻ em;
2. Trẻ em thuộc danh sách được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định đối với trẻ em đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội;
3. Trẻ em có đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 38 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP;
4. Được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Luật trẻ em hoặc của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật trẻ em.
5. Trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.
Như vậy, khi gia đình anh/chị nhận trẻ 7 tuổi về để chăm sóc thay thế thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định ở trên trong đó phải lấy ý kiến của trẻ.
2. Các dịch vụ, chính sách hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế xác định ra sao?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH quy định xác định các dịch vụ, chính sách hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em theo các dịch vụ như sau:
2. Xác định các dịch vụ, chính sách hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em theo các dịch vụ sau:
a) Chăm sóc sức khỏe: Khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc dinh dưỡng, chính sách bảo hiểm y tế;
b) Hỗ trợ giáo dục: Hỗ trợ trẻ em được đi học; hỗ trợ đồ dùng học tập, quần áo đồng phục, học phí; chi phí học nghề phù hợp với lứa tuổi theo quy định;
c) Hỗ trợ tâm lý: Tư vấn tại chỗ hoặc chuyển trẻ em đến tư vấn, trị liệu tại các cơ sở dịch vụ chuyên sâu về trị liệu tâm lý;
d) Phúc lợi xã hội: Hỗ trợ trẻ em được chăm sóc thay thế phù hợp bảo đảm thứ tự ưu tiên lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Đối với trẻ em sống tại cơ sở trợ giúp xã hội cần tạo điều kiện cho trẻ em trở về sống tại cộng đồng cùng cha, mẹ hoặc người thân thích (nếu có) hoặc tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em; hỗ trợ chính sách trợ cấp xã hội cho trẻ em và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định;
đ) Bảo vệ trẻ em: Thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại, bạo lực; cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em và triển khai các thủ tục hỗ trợ, can thiệp;
e) Trợ giúp pháp lý: Thực hiện các thủ tục xác định trẻ em trong trường hợp bị bỏ rơi theo quy định của pháp luật; hỗ trợ khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi; cung cấp dịch vụ pháp lý cho trẻ em.
Theo đó, các dịch vụ, chính sách hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế theo quy định trên.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh