Thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương?
Sẽ bị thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương?
Xin hỏi: Một tổ chức tín dụng đã được cấp Giấy phép nhưng sau hơn 1 năm, mà không tiến hành việc khai trương thì Ngân hàng nhà nước có thể thu hồi Giấy phép đó không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 3 Điều 26 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.
Như vậy, nếu tổ chức tín dụng đó đã được cấp Giấy phép mà trong thời hạn 12 tháng không khai trường (trường hợp của bạn đề cập đã sau hơn 12 tháng). Do vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi Giấy phép này.
Tổ chức tín dụng khi sáp nhập thì có bị thu hồi Giấy phép đã cấp trước đó không?
Đối với tổ chức tín dụng khi sáp nhập thì có bị Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trước đó hay không?
Trả lời:
Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định như sau:
Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý.
Như vậy, theo quy định trên khi mà tổ chức tín dụng thực hiện việc sáp nhập thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp.
Kế toán trưởng trong tổ chức tín dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Xin hỏi Kế toán trưởng làm quản lý trong tổ chức tín dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 5 Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng cụ thể quy định Kế toán trưởng, phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
- Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài