Khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng xây dựng thì có cần phải chịu trách nhiệm không?
Có chịu trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng xây dựng không?
Tôi có ký 1 hợp đồng xây dựng cho 1 gia đình tại Huyện nhưng do tính hình dịch bệnh diễn ra phức tạp nên Chính phủ đã ra quy định cách ly toàn xã hội. Cho nên tôi không thực hiện được hợp đồng đồng nên đã chậm thời gian hoàn thành công trình như theo hợp đồng. Vậy cho hỏi, tôi có chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm hợp đồng này không?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về sự kiện bất khả kháng, cụ thể như sau: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Vậy nên, dịch Covid-19 này được xem là sự kiện bất khả kháng nên nếu trong hợp đồng xây dựng bạn đã ký kết mà không có điều khoản khác liên quan đến việc chịu trách nhiệm khi không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì bạn sẽ không chịu trách nhiệm về việc chậm do vi phạm hợp đồng này.
Khi giao kết hợp đồng, im lặng có được xem là đồng ý?
Xin chào ban biên tập, cho mình hỏi nếu trong khi giao kết hợp đồng mà một trong 2 bên đối tác im lặng thì lúc này có được xem là đồng ý hay không? Mong nhận được phản hồi của ban biên tập. Xin cảm ơn.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 400 Bộ luật dân sự 2015 thì thời điểm giao kết hợp đồng được quy định như sau:
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
Vậy nên hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng.
Tại Điều 393 Bộ luật dân sự 2015 thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi:
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Do đó sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề ghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo thói quen đã được xác lập mỗi bên.
Im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khi giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị;
- Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên, không cần phải có sự trả lời.
Đồng thời, theo thực tiễn xét xử, sự im lặng là biểu hiện của sự chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:
- Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không phản đổi;
- Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia;
- Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.
Do đó việc im lặng của bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng không mặc nhiên với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Bên cầm cố có được bán tài sản cầm cố khi hợp đồng trái pháp luật không?
Bạn tôi có tự ý lấy 1 chiếc xe máy đi cầm. Trong giấy cầm đồ chỉ ghi 10/11 đến 10/12 đến đóng lãi suất. Không ghi rõ hạn chót ngày thanh lý là ngày bao nhiêu. Hôm nay ngày 16/12 tôi đến đóng lãi và gốc để lấy xe thì bên cầm đồ bảo đã thanh lý rồi. Vậy cho tôi hỏi bên dịch vụ cầm đồ đã làm đúng hay sai ạ? Chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo Điều 194, 195 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc định đoạt tài sản thuộc về chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền.
Mặt khác, tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, bạn của bạn đã tự ý lấy xe đi cầm là trái quy định của pháp luật và hợp đồng cầm cố này bị vô hiệu, và bên cầm cố bán xe của bạn là trái pháp luật.
Cho nên, bạn có quyền yêu cầu bên đang nắm giữ xe của bạn phải trả lại cho bạn chiếc xe (theo Điều 166 Bộ luật dân sự 2015).
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân