Trong lĩnh vực tài chính có lập hồ sơ giám định tư pháp như thế nào?
Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
Tại Điều 18 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) quy định lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như sau:
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải lập hồ sơ giám định tư pháp theo đúng quy định. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm các tài liệu sau:
a) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).
b) Văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
c) Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đồ vật (nếu có);
d) Đề cương giám định (nếu có);
đ) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
e) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
g) Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);
h) Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết luận giám định lại (nếu có);
i) Tài liệu khác liên quan (nếu có).
2. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
Lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
Theo Điều 19 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được quy định:
Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp được thực hiện theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, người đầu mối của Tổ giám định tư pháp, Chủ tịch Hội đồng giám định lập hồ sơ giám định tư pháp là các cán bộ, công chức của Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do mình thực hiện; trường hợp chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc thì phải bàn giao hồ sơ giám định tư pháp theo quy định tại Quy chế văn thư của Bộ Tài chính, Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính, Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Việc lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Sở Tài chính được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân