Quy định về nhân lực biên tập cổng thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến
Nhân lực biên tập cổng thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến
Căn cứ Điều 17 Nghị định 42/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/08/2022 nhân lực biên tập cổng thông tin điện tử được quy định như sau:
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm phân công, bố trí đủ nhân lực biên tập cổng thông tin điện tử để tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật thông tin, bảo đảm hoạt động của cổng thông tin điện tử theo quy định của pháp luật.
Việc giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 42/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/08/2022 việc giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến được quy định như sau:
1. Việc quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước phải được thực hiện tự động hóa bằng hệ thống thông tin với từng dịch vụ công trực tuyến, từng chủ thể tham gia giao dịch, từng bước thực hiện dịch vụ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về công cụ đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước; tích hợp, đồng bộ thông tin kết quả đánh giá với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm tận dụng, không thu thập lại các thông tin đã có.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Báo cáo kết quả triển khai và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành, địa phương; gửi Bộ Thông tin và Truyền thông theo định kỳ hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Kết nối các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn