Có được xem trợ giảng là một chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học công lập không?
Trợ giảng có được xem là một chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học công lập không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:
1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
Như vậy, đối với trợ giảng được xem là một chức danh nghề nghiệp làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập.
Để làm trợ giảng cần đạt những tiêu chuẩn gì?
Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của trợ giảng như sau:
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).
Theo đó, bạn phải đạt được các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như trên để có thể xin làm trợ giảng trong các cơ sở đại học công lập.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh