Có cần phải công chứng với ủy quyền mang thai hộ không?

Uỷ quyền mang thai hộ có cần phải công chứng không? Phí công chứng hợp đồng ủy quyền là bao nhiêu? Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Chị của tôi có nhờ tôi mang thai hộ. Bạn tôi nói là nếu mang thai hộ thì phải có lập thành văn bản ủy quyền có công chứng đàng hoàng còn chị tôi thì bảo đã là gia đình với nhau thì cần gì phải lập thành văn bản ủy quyền. Tôi muốn biết là khi mang thai hộ thì có cần phải lập văn bản ủy quyền có công chứng không vậy ạ? Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn.

Uỷ quyền mang thai hộ có cần phải công chứng không?

Căn cứ Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;

b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này;

c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Như vậy, việc ủy quyền mang thai hộ thì phải được lập thành văn bản có công chứng. Khi bạn mang thai hộ giúp chị bạn thì bạn phải nói cho chị bạn biết là việc đó phải được lập thành văn bản ủy quyền và công chứng đàng hoàng.

Phí công chứng hợp đồng ủy quyền là bao nhiêu?

Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

TT

Loại việc

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

40 nghìn

2

Công chứng hợp đồng bảo lãnh

100 nghìn

3

Công chứng hợp đồng ủy quyền

50 nghìn

4

Công chứng giấy ủy quyền

20 nghìn

5

Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này)

40 nghìn

6

Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

25 nghìn

7

Công chứng di chúc

50 nghìn

8

Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

20 nghìn

9

Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác

40 nghìn

Do đó, phí công chứng hợp đồng ủy quyền là 20.000 đồng/trường hợp. Ngoài ra người yêu cầu công chứng còn phải nộp thù lao công chứng theo thoả thuận giữa tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chứng

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào