Khi lập di chúc mới thì có cần phải hủy bỏ di chúc cũ không?

Có cần phải hủy di chúc cũ khi lập di chúc mới không? Hủy di chúc có tốn phí không? Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Ông nội tôi đã mất hôm ngày 3/7 nhưng ông để lại 2 bản di chúc và có ghi rõ ngày giờ lập. Bây giờ trong nhà đang xảy ra mâu thuẫn vì tài sản được chia trong 2 bản di chúc là khác nhau. Cho tôi hỏi là khi lập di chúc mới thì bản di chúc cũ có bị hủy hay không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này.

Có cần phải hủy di chúc cũ khi lập di chúc mới không?

Căn cứ Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc:

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 quy định hiệu lực của di chúc như sau:

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Như vậy, theo quy định trên thì khi lập di chúc mới phải hủy bỏ di chúc cũ. Gia đình bạn nên xét thời gian lập của 2 bản di chúc để xác định được bản nào lập trước bản nào lập sau, từ đó mà xác định được tài sản phân chia.

Hủy di chúc có tốn phí không?

Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

TT

Loại việc

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

40 nghìn

2

Công chứng hợp đồng bảo lãnh

100 nghìn

3

Công chứng hợp đồng ủy quyền

50 nghìn

4

Công chứng giấy ủy quyền

20 nghìn

5

Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này)

40 nghìn

6

Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

25 nghìn

7

Công chứng di chúc

50 nghìn

8

Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

20 nghìn

9

Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác

40 nghìn

Do đó, nếu có hủy bỏ di chúc được lập tại văn phòng công chứng thì sẽ tốn phí 25.000 đồng còn nếu cá nhân tự lập thì không tốn phí.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lập di chúc

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào