Trong một năm thì có mấy đợt đặc xá? Phạm tội gì thì không được đặc xá?

Có bao nhiêu đợt đặc xá trong một năm? Phạm tội gì thì không được đặc xá? Hội đồng tư vấn đặc xá được thành lập khi nào?

Có bao nhiêu đợt đặc xá trong một năm? Phạm tội gì thì không được đặc xá?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì một năm có bao nhiêu đợt thực hiện việc đặc xá? Mong nhận hồi đáp.

Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018, có quy định:

Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.

Và tại Điều 5 của Luật có quy định thời điểm đặc xá:

1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.

2. Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này.

Tại Điều 57 Luật Thi hành án hình sự 2019, có quy định về thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau:

Việc xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện mỗi năm 03 đợt vào thời điểm kết thúc quý I, kết thúc quý II và kết thúc năm xếp loại.

Như vậy, theo quy định thì đặc xá là sự khoan hồng, tha tù trước thời hạn do Chủ tịch nước quyết định. Và theo quy định thì một năm việc xét đặc xá (tha tù trước thời hạn) có thể 3 lần vào thời điểm kết thúc quý I, kết thúc quý II và kết thúc năm xếp loại.

Phạm tội gì thì không được đặc xá?

Cho hỏi theo quy định pháp luật thì trường hợp phạm tội gì thì sẽ không được đặc xá?

Trả lời: Khoản 1 Điều 12 Luật Đặc xá 2018 có quy định:

Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 của Luật này không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự;

...

Như vậy, theo quy định thì những người bị kết án phạt tù về những tội nêu trên sẽ không được đề nghị đặc xá. Cho nên những người phạm tội này sẽ không được đặc xá.

Hội đồng tư vấn đặc xá được thành lập khi nào?

Cho hỏi một số vấn đề về đặc xá: Hội đồng tư vấn đặc xá sẽ được thành lập khi nào? Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá là cơ quan nào? Cảm ơn.

Trả lời: Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 10 Luật Đặc xá 2018 có quy định:

1. Khi có Quyết định về đặc xá, Chủ tịch nước quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá bao gồm Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ và các ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Tòa án nhân dân tối cao;

b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Bộ Công an;

đ) Bộ Quốc phòng;

e) Bộ Tư pháp;

g) Bộ Ngoại giao;

h) Văn phòng Chính phủ;

i) Văn phòng Chủ tịch nước;

k) Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Chủ tịch nước quyết định khi thấy cần thiết.

2. Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá là Bộ Công an.

Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá giúp Hội đồng tư vấn đặc xá thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 35 của Luật này.

...

Như vậy, theo quy định thì khi có Quyết định về đặc xá, Chủ tịch nước sẽ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá. Hội đồng bao gồm Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ và các ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức theo quy định nêu trên. Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá là Bộ Công an.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đặc xá

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào