Thời hạn nghỉ không hưởng lương chiu tang ông nội của người lao động là bao lâu?

Người lao động có thể nghỉ không hưởng lương mấy ngày? Không cho người lao động nghỉ không hưởng lương thì người sử dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền? Chào Ban biên tập, em có vấn đề này cần được giải đáp. Em đang là nhân viên thử việc tại Công ty TNHH W. Mẹ vừa báo cho em là ông nội vừa mất phải về từ 7/7 đến 11/7 để làm lễ mai táng. Em tính xin công ty nghỉ không lương vài hôm để về quê. Cho em hỏi là em có thể được nghỉ không hưởng lương trong vòng bao nhiêu ngày vậy ạ? Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này giúp em.

Người lao động có thể nghỉ không hưởng lương mấy ngày?

Căn cứ Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, người lao động được hưởng không lương 01 ngày theo những trường hợp mà luật quy định. Trường hợp của bạn là ông nội mất thì bạn được nghỉ không hưởng lương 01 ngày nhưng song đó có quy định có thể thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương, vì vậy bạn có thể thỏa thuận với công ty về việc nghỉ không hưởng lương từ 7/7 đến 11/7.

Không cho người lao động nghỉ không hưởng lương thì người sử dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó, không cho người lao động nghỉ không hưởng lương thì người sử dụng lao động bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ không hưởng lương

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào