Nội dung quản lý đối với Cảnh sát cơ động của nhà nước được quy định như thế nào?

Nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động quy định như thế nào? Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động quy định như thế nào?  Mong anh chị tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn.

Nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 28 Luật Cảnh sát cơ động 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) về nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động quy định như sau:

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về Cảnh sát cơ động.

2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Cảnh sát cơ động.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Cảnh sát cơ động.

4. Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động.

5. Thực hiện chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động.

6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của Cảnh sát cơ động.

7. Hợp tác quốc tế của Cảnh sát cơ động.

Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động quy định như thế nào?

Tại Điều 29 Luật này về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động.

2. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát cơ động

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào