Quyền vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin của cảnh sát cơ động?

Cảnh sát cơ động vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin? Biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động quy định như thế nào?  Mong anh chị Luật sư tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn.  

Cảnh sát cơ động vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin?

Theo Điều 13 Luật Cảnh sát cơ động 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) về vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin như sau:

1. Việc vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố.

2. Trường hợp vào trụ sở của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

3. Trường hợp vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động quy định như thế nào? 

Tại Điều 14 Luật này về biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động được quy định như sau:

1. Cảnh sát cơ động thực hiện các biện pháp công tác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, trong đó biện pháp vũ trang là chủ yếu.

2. Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các biện pháp công tác theo quy định tại khoản 1 Điều này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát cơ động

Nguyễn Minh Tài

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào