Mức phạt về hành vi trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là như nhau?
Trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản có mức phạt hành chính giống nhau?
Căn cứ Điểm a, b Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Do đó, về nguyên tắc hành vi Trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác chưa đến mức độ bị truy cứu hình sự thì mức phạt hành chính là giống nhau, đều có mức từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
Mức án cao nhất đối với tội trộm cắp tài sản là bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”.
Do đó, đối với hành vi tại khoản 4 của Tội trộm cắp tài sản mức cao nhất có thể áp dụng lên đến 20 năm tù.
Trân trọng!
Lê Bảo Y