Quy định về đồng tiền bảo lãnh và đồng tiền nộp thuế hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN thế nào?
Đồng tiền bảo lãnh và đồng tiền nộp thuế hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN như thế nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về đồng tiền bảo lãnh và đồng tiền nộp thuế hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN như sau:
a) Đồng tiền bảo lãnh: Trường hợp hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN thì đồng tiền ghi trên thư bảo lãnh là đồng Việt Nam. Các trường hợp khác thì đồng tiền ghi trên thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của nước đi.
b) Đồng tiền nộp thuế: Đồng tiền thanh toán tiền thuế hải quan phát sinh phải nộp cho cơ quan hải quan Việt Nam là đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Thời hạn hiệu lực bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN được quy định như thế nào?
Căn cứ Khoản 4 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về đồng tiền bảo lãnh và đồng tiền nộp thuế hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN như sau:
4. Thời hạn hiệu lực bảo lãnh: Theo thời hạn ghi trên thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành. Trường hợp thư bảo lãnh đã được cơ quan hải quan điểm đi chấp nhận vào hoặc trước ngày cuối cùng của thời hạn hiệu lực thì thư bảo lãnh vẫn có giá trị đến khi hoạt động quá cảnh kết thúc hoặc khi người khai hải quan, người bảo lãnh đã thanh toán đủ tiền thuế hải quan, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo