Trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết trong những trường hợp nào?
Trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết trong những trường hợp nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về các trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết trong những trường hợp sau:
1. Các trường hợp áp dụng:
a) Người nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết, đặc thù, được tích hợp, khép kín trong tập đoàn, các hoạt động phát triển sản phẩm mới, sử dụng công nghệ độc quyền, tham gia vào chuỗi giá trị giao dịch độc quyền của tập đoàn hoặc quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình độc quyền, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc các giao dịch có liên quan chặt chẽ, thực hiện đồng thời, các giao dịch tài chính phức tạp liên quan đến nhiều thị trường tài chính trên thế giới;
b) Người nộp thuế tham gia các giao dịch kinh tế số, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc tham gia việc tạo giá trị tăng thêm thu được từ hợp lực trong tập đoàn;
c) Người nộp thuế thực hiện chức năng tự chủ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và không phải đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
Nguyên tắc áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết quy định như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này về nguyên tắc áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết quy định như sau:
2. Nguyên tắc áp dụng:
Phương pháp phân bổ lợi nhuận là phương pháp phân bổ tổng lợi nhuận thu được để xác định lợi nhuận của người nộp thuế tham gia vào chuỗi giao dịch. Phương pháp phân bổ lợi nhuận được áp dụng đối với: Tổng lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng thu được xác định bằng các số liệu tài chính trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ; giá trị và lợi nhuận của giao dịch phải được xác định theo cùng phương pháp kế toán trong toàn bộ thời gian áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài