Có được làm Hội thẩm nhân dân khi không là công chức nhà nước?
Không phải công chức nhà nước có được làm Hội thẩm?
Căn cứ Điều 85 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn Hội thẩm như sau:
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có kiến thức pháp luật.
3. Có hiểu biết xã hội.
4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, không có quy định bắt buộc Hội thẩm nhân dân phải là công chức nhà nước. Cho nên dù bạn không phải công chức thì vẫn có thể được bầu làm Hội thẩm.
Hội thẩm được hưởng những chính sách gì?
Căn cứ Điều 88 Luật này quy định chế độ, chính sách đối với Hội thẩm như sau:
1. Hội thẩm được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.
Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo quy định của luật.
2. Hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.
3. Hội thẩm được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
4. Hội thẩm được hưởng phụ cấp xét xử, được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử.
Chế độ phụ cấp xét xử, mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, theo quy định như trên, Hội thẩm sẽ được hưởng các chế độ chính sách theo quy định như trên.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn