Phá rừng phòng hộ làm nương rẫy thì bị xử lý như thế nào?
Xử lý hành vi phá rừng phòng hộ để làm nương rẫy trồng hoa màu như thế nào?
Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về phá rừng như sau:
Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đào, bới, san ủi, nổ mìn, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên gây thiệt hại đến rừng;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh áp dụng đối với hành vi xả chất độc gây thiệt hại đến rừng;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
d) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
15. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã đang thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê hoặc chủ rừng có diện tích rừng bị thiệt hại phối hợp với cơ quan nơi người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, vợ chồng hàng xóm nhà bạn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp xử phạt khác như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp và buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
Hành vi lấn chiếm rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2 bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điểm c Khoản 1, Khoản 8 Điều 7 Nghị định trên quy định về xử phạt hành vi lấn, chiếm rừng như sau:
Hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.
Theo đó, người có hành vi lấn chiếm rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2 bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo