Tình huống về giá trị pháp lý của giao dịch dân sự khi một bên tạm thời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Theo quy định tại Điều 122 BLDS về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Theo quy định tại Điều 133 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu thì:
“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Đối chiếu với các quy định trên, thì việc chị nói rằng ông Hùng đã lợi dụng lúc chồng chị say để yêu cầu chồng chị ký Giấy ủy quyền là vi phạm điều kiện về mặt nội dung thuộc trường hợp giao dịch vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Do đó, chồng chị có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng ủy quyền đó vô hiệu.
Câu hỏi 2. Thưa luật sư, vậy nếu chú ấy cứ khăng khăng là không phải chồng em ký giấy trong tình trạng say rượu thì em biết phải làm thế nào ạ ?
Nghĩa vụ chứng minh chồng chị đã ký ủy quyền trong tình trạng say thuộc về gia đình chị. Việc chứng minh có thể thực hiện thông qua lời khai của chồng chị, qua những người làm chứng đã chứng kiến việc ông Hùng lợi dụng lúc chồng chị say để ký Hợp đồng ủy quyền.
Tuy nhiên chồng chị có quyền gặp ông Hùng để yêu cầu dừng việc giao dịch bất hợp pháp này lại trước khi ông Hùng thực hiện việc chuyển nhượng. Nếu trong trường hợp ông Hùng đã chuyển nhượng thì gia đình chị có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Câu hỏi 3. Rõ ràng lúc lâm chung bố chồng em gọi tất cả con cháu lại và công bố chia đôi mảnh đất cho vợ chồng em và vợ chồng chú ấy, ấy thế mà bây giờ chú ấy bảo em là dâu không được quyền can dự vào chuyện này... Thế là thế nào Luật sư ?
Theo như chị trình bày thì bố chồng chị trước lúc lâm chung chỉ di chúc miệng là chia đôi mảnh đất cho vợ chồng chị và vợ chồng ông Hùng. Do đó, theo quy định của pháp luật thì Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Nếu việc lập di chúc của bố chị tuân thủ quy định trên thì di chúc sẽ có hiệu lực, nếu không thì di chúc đó không có hiệu lực và việc chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật, khi đó chị là con dâu không phải là người có quyền hưởng thừa kế.
Câu hỏi 4. Theo luật sư nếu có tranh chấp thì em phải nhờ tới cơ quan nào giải quyết vấn đề này ạ ? Và luật sư cho em lời khuyên để em có thể giữ được miếng đất này một cách hợp lý và an toàn nhất với ạ.
Trường hợp giữa vợ chồng chị và ông Hùng có xảy ra tranh chấp thì pháp luật khuyến khích các bên nên tự hòa giải với nhau trước tiên, nếu không tự hòa giải được các bên có thể mời chính quyền cơ sở như thôn, xóm hoặc Ủy ban nhân dân xã để tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì gia đình chị có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Trong trường hợp của chị thì chị và chồng nên cùng đến nhà ông Hùng để phân tích phải trái cho ông Hùng và yêu cầu ông Hùng hủy Giấy ủy quyền cũng như ngừng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trường hợp ông Hùng không đồng ý thì anh chị có thể làm đơn ngăn chặn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gửi tới Phòng tài nguyên môi trường, UBND xã phường nơi có đất hoặc một số văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có BĐS. Trường hợp việc chuyển nhượng đã thực hiện thì có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật