Mục đích và phạm vi của Đo liều chiếu xạ cá nhân ra sao?
Đo liều chiếu xạ cá nhân có mục đích và phạm vi như nào?
Tại Mục 1 Phụ lục II.1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) có quy định về mục đích và phạm vi của đo liều chiếu xạ cá nhân:
1. Mục đích
Quy trình này quy định hoạt động đo liều chiếu xạ cá nhân nhằm theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ nghề nghiệp cho nhân viên bức xạ.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân.
Quy trình của đo liều chiếu xạ cá nhân ra sao?
Theo Tiểu mục 3 Mục 1 Phụ lục II.1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) đo liều chiếu xạ cá nhân có quy trình:
3.1. Sơ đồ
3.2. Diễn giải
Bước 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác
- Kiểm tra điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất).
- Kiểm tra nhiều và độ ổn định của hệ thiết bị đo liều chiếu xạ cá nhân.
Bước 2: Tiếp nhận, bảo quản, bàn giao liều kế
- Tiếp nhận và ghi thông tin liên quan đến liều kế cá nhân từ khách hàng.
- Kiểm tra tình trạng liều kế có đầy đủ các bộ phận vỏ, phin lọc, mã, thẻ liều kế.
- Bảo quản liều kế cá nhân ở điều kiện thích hợp. Liều kế phải được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và không gần nguồn bức xạ.
- Bàn giao liều kế cá nhân cho nhân viên đo liều kế.
Bước 3: Đo và đánh giá liều cá nhân
- Kiểm tra và làm sạch liều kế trước khi đo.
- Tiến hành đo liều kế cá nhân.
- Xử lý số liệu, đánh giá liều cá nhân.
- Viết báo cáo kết quả đo, đánh giá liều cá nhân bằng văn bản.
Bước 4: Trả liều kế cá nhân và kết quả đánh giá liều cho khách hàng
- Gửi trả liều kế cá nhân và kết quả đánh giá liều cho khách hàng.
- Giải đáp các thắc mắc về kết quả đo, các kiến nghị/khiếu nại (nếu có).
- Lưu hồ sơ kết quả đánh giá liều cá nhân.
Vũ Thiên Ân