Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”?
Tại Tiểu mục 3 Mục V Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” như sau:
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với NHNN, Bộ Tài chính xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án tăng vốn điều lệ của các NHTMNN.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, NHNN và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định về tăng vốn cho các TCTD có vốn nhà nước.
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”?
Tại Tiểu mục 4 Mục V Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” như sau:
4. Bộ Tư pháp
a) Tiếp tục chủ trì rà soát Luật Thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thi hành án dân sự các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, phối hợp với VAMC và các TCTD thi hành bản án, quyết định có hiệu lực thi hành.
b) Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, trong đó đề xuất hoàn thiện quy định về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân