Mục đích và phạm vi của xử lý sơ bộ chất thải phóng xạ quy định ra sao?
Xử lý sơ bộ chất thải phóng xạ có mục đích và phạm vi như nào?
Theo Mục I Phụ lục I.12 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) mục đích và phạm vi của xử lý sơ bộ chất thải phóng xạ có quy định:
1. Mục đích
Quy trình này quy định hoạt động xử lý sơ bộ chất thải phóng xạ theo phương án ứng phó đã được Chỉ huy hiện trường phê duyệt.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng cho lực lượng ứng phó tại hiện trường. Quy trình cung cấp hướng dẫn việc xử lý sơ bộ chất thải phóng xạ sinh ra do kết quả xử lý khẩn cấp một sự cố bức xạ và các định mức kinh tế kỹ thuật cho việc xử lý. Các biện pháp xử lý triệt để, lâu dài sẽ được xem xét riêng.
Quy trình của xử lý sơ bộ chất thải phóng xạ có nội dung ra sao?
Tại Tiểu mục 3 Mục I Phụ lục I.12 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) nội dung quy trình của xử lý sơ bộ chất thải phóng xạ như sau:
3.2. Diễn giải
Bước 1: Tập kết thiết bị và triển khai lực lượng
- Tập kết lực lượng, thiết bị đầu hướng gió và ngay phía ngoài vành đai an toàn bức xạ.
- Kiểm tra số lượng, chủng loại và tình trạng hoạt động của thiết bị.
- Trang bị quần áo bảo hộ, mặt nạ, găng tay, liều kế bức xạ cá nhân.
Bước 2: Đánh giá yêu cầu xử lý sơ bộ và nơi lưu giữ
- Khi tình trạng khẩn cấp đã trở nên ổn định và các hoạt động khảo sát đã hoàn thành, cần đánh giá yêu cầu xử lý sơ bộ, vận chuyển chất thải khỏi khu vực sự cố. Phân loại chất thải theo loại, mức độ hoạt động và khối lượng.
- Tham khảo ý kiến của người quản lý trường hợp khẩn cấp, xác định sự sẵn có của các cơ sở lưu giữ hoặc chôn lấp phù hợp đối với từng loại chất thải.
Bước 3: Xác định yêu cầu đóng gói và phương tiện vận chuyển
- Xác định các yêu cầu đối với việc đóng gói từng loại chất thải hoặc dạng chất thải để vận chuyển khỏi tình trạng khẩn cấp, và xác định xem bao bì như vậy có sẵn hoặc có thể kiếm được một cách hợp lý. Cơ quan chức năng có thể sẵn sàng từ bỏ các yêu cầu vận chuyển thông thường để xúc tiến vận chuyển các chất thải ra khỏi hiện trường khẩn cấp. Trong một số trường hợp, bao bì có thể phải sử dụng linh hoạt.
- Xác định phương tiện thích hợp để vận chuyển chất thải từ hiện trường khẩn cấp đến nơi lưu trữ hoặc chôn lấp được chỉ định. Khối lượng và bao bì sẽ quyết định kích thước và loại (các) phương tiện vận chuyển. Việc bảo đảm an ninh trong quá trình vận chuyển cũng cần được xem xét.
- Ghi chép đầy đủ thông tin của mỗi kiện vật liệu thải được đóng gói trước khi chở hàng đi, bao gồm hoạt độ của vật liệu cũng như các kết quả đo đạc khảo sát bên ngoài công-te-nơ vận chuyển. Một bản sao của tài liệu phải được đi kèm với mỗi chuyến vận chuyển từ hiện trường đến nơi xử lý hoặc lưu trữ.
Bước 4. Kết thúc hoạt động xử lý sơ bộ chất thải phóng xạ
- Vận chuyển chất thải phóng xạ ra khỏi hiện trường
- Thống kê liều bức xạ của lực lượng tham gia xử lý chất thải phóng xạ.
- Báo cáo kết quả xử lý sơ bộ, vận chuyển chất thải phóng xạ ra khỏi khu vực sự cố. Thống kê về số lượng, chủng loại, hoạt độ của các kiện chất thải phóng xạ đã chở đi.
- Số lượng, chủng loại, hoạt độ của các chất thải phóng xạ phải tạm lưu lại hiện trường cùng với phương án đảm bảo an toàn, an ninh.
Bước 5: Báo cáo
- Đề xuất kiến nghị đối với các công việc cần làm tiếp theo. Bài học thu được từ sự cố.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân