Thư viện có hạn chế tài nguyên thông tin hay không?
Thư viện có hạn chế tài nguyên thông tin hay không?
Căn cứ Điều 7 Luật Thư viện 2019 quy định về tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện như sau:
1. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện bao gồm:
a) Tài nguyên thông tin có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, hạn chế sử dụng, tiếp cận có điều kiện, hạn chế quyền tiếp cận theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;
c) Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên thông tin là di sản văn hóa đang lưu giữ trong thư viện;
d) Bản gốc tài liệu bị hư hỏng.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có trách nhiệm xây dựng danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng và việc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
Như vậy, khi các tài nguyên thông tin trong thư viện có một trong các điều kiện nêu trên thì tài nguyên thông tin sử dụng trong thư viện sẽ bị hạn chế.
Thư viện chuyên ngành được quy định như thế nào?
Tại Điều 12 quy định về thư viện chuyên ngành, theo đó:
1. Thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.
Thư viện chuyên ngành gồm thư viện của cơ quan nhà nước; thư viện của tổ chức khoa học và công nghệ; thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; thư viện của tổ chức kinh tế.
2. Thư viện chuyên ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với chuyên ngành phục vụ; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin từ hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát của cán bộ nghiên cứu, cơ quan, tổ chức chủ quản và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của cơ quan, tổ chức chủ quản;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành nước ngoài;
c) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức chủ quản giao.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài