Một công ty được coi là công ty mẹ nếu thuộc các trường hợp nào?

Cho hỏi một công ty được coi là công ty mẹ nếu thuộc các trường hợp nào? -Thắc mắc của bạn Thảo (Bình Định)

Trường hợp của một công ty được coi là công ty mẹ?

Tại khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, có quy định:

Công ty mẹ, công ty con
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì một công ty được xem là công ty mẹ nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó, hoặc có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó, hoặc có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Công ty cổ phần được thực hiện hợp đồng mua bán với thành viên HĐQT của công ty không?

"Công ty tôi đang chuẩn bị một hợp đồng mua vật liệu xây dựng. Nhưng bên bán lại là một thành viên nằm trong HĐQT của công ty. Vậy chúng tôi liệu có thể thực hiện được hợp đồng mua bán giữa chúng tôi là công ty cổ phần và thành viên HĐQT này không?"

Theo quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020 về giao dịch giữa công ty và người liên quan như sau:

Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau đây:
a) Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nếu có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị của công ty cổ phần thì công ty có thể thực hiện việc giao dịch với thành viên của hội đồng quản trị công ty tùy theo giá trị của hợp đồng.

Một công ty được coi là công ty mẹ nếu thuộc các trường hợp nào?

Một công ty được coi là công ty mẹ nếu thuộc các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành cổ phần trong trường hợp nào?

"Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành cổ phần trong trường hợp nào?"

Tại Khoản 4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
...
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì Công ty TNHH một thành viên được phát hành cổ phần khi thực hiện để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Trân trọng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào