Có phải xuất trình bản chính giấy tờ để đối chiếu khi nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp hay không?
Nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có phải xuất trình bản chính giấy tờ để đối chiếu hay không?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
1. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp.
Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân ủy quyền cho người khác (không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con) làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải có văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người ủy quyền là người nước ngoài đã rời Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.
2. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thành lập 01 bộ và nộp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp.
Theo đó, bạn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp bản sao Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có cần phải nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ không?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
1. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp.
Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân ủy quyền cho người khác (không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con) làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải có văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người ủy quyền là người nước ngoài đã rời Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.
2. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thành lập 01 bộ và nộp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp.
Như vậy, trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không có bản chính các giấy tờ là Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú để đối chiếu thì phải nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo