Báo cho ai khi phát hiện tàu thuyền chìm đắm?
Phát hiện tàu chìm đắm thì báo cho cơ quan nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm bao gồm:
2. Cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm, gồm:
a) Cảng vụ hàng hải tại khu vực đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;
b) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa tại khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;
c) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;
d) Cơ quan quân sự tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng;
đ) Cơ quan công an tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực an ninh.
Theo đó, bạn có thể báo đến các cơ quan trên tuỳ theo khu vực khi bạn phát hiện tàu chìm đắm.
Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận thông tin tàu chìm đắm là gì?
Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Nghị định trên quy định về trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận thông tin tàu chìm đắm như sau:
3. Khi nhận được thông tin về tài sản chìm đắm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm:
a) Xác nhận về việc tiếp nhận thông tin; kiểm tra và xác minh thông tin đã nhận;
b) Phối hợp hoặc tổ chức bảo quản tài sản bị chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở ngoài vùng nước cảng biển hoặc tuyến đường thủy nội địa thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản chìm đắm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản;
c) Tổ chức thiết lập báo hiệu cảnh báo, thông báo hàng hải, đường thủy nội địa và điều tiết giao thông nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo