Tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính có thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết không?
Tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính có thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết không?
Tại Khoản 4 Điều 29 Luật Đất đai 2013 quy định về địa giới hành chính như sau:
4. Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
b) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.
Như vậy, khi hai bên đã tiến hành giải quyết tranh chấp liên quan địa giới hành chính tại Ủy ban nhân dân xã nhưng không giải quyết được thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết.
Trách nhiệm lập, chỉnh lý bản đồ địa chính thuộc cơ quan nào?
Căn cứ Điều 31 Luật này về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính như sau:
1. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
2. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiện hành nghề đo đạc địa chính.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.
Theo đó, khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính thì trách nhiệm lập, chỉnh lý bản đồ địa chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dan cấp tỉnh nơi có bản đồ sai sót.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài