Gia hạn tạm giam để điều tra và ai là người có thẩm quyền ra quyết định?
Gia hạn tạm giam để điều tra?
Căn cứ Khoản 2 Điều 172 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn điều tra như sau:
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Như vậy, trong quá trình điều tra gặp khó khăn, tránh trường hợp vì không có căn cứ rõ ràng mà không bắt được tội phạm nên trong quá trình điều tra cần sự kỹ lưỡng. Chính vì vậy biện pháp gia hạn tạm giam để không để xảy ra sai sót trong quá trình điều tra. Trong trường hợp cần thiết vẫn có thể gia hạn tạm
giam nhưng có thời gian rõ ràng được quy định như trên.
Ai là người có thẩm quyền ra quyết định gia hạn tạm giam?
Theo Khoản 5 Điều 172 Bộ luật này quy định về thẩm quyền của viện kiểm sát trong việc gia hạn thời hạn tạm giam như sau:
5. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
Vậy, trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp cần gia hạn tạm giam thì cơ quan điều tra phải có văn bản gửi cho Viện kiểm sát đề nghị gia hạn thời gia tạm giam.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật