Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng thế nào?
Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng
Căn cứ Khoản 1, 4, 7 Điều 52 Nghị định 126/2020/TT-BQP quy định về tham mưu và chỉ đạo của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trong loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước như sau:
1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng trong toàn quân.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý sử dụng việc tận dụng tài sản là vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng giữ lại để bảo đảm nghiệp vụ ngành.
7. Chỉ đạo các đơn vị, nhà máy trong Tổng cục tham gia đấu giá tài sản xử lý theo quy định tại Thông tư này.
Hướng dẫn và chủ trì của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng?
Căn cứ Khoản 2, 3, 5, 6, 8 Điều 52 Nghị định này quy định hướng dẫn và chủ trì của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng như sau:
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm Công nghiệp quốc phòng.
3. Hướng dẫn đơn vị và tham gia phúc tra tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng.
5. Chủ trì xây dựng và báo cáo Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về phân cấp chất lượng; quy trình, quy phạm trong xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa dùng chung bảo đảm công nghiệp quốc phòng.
6. Đề xuất kế hoạch giám sát, kiểm tra, hướng dẫn công tác xử lý của đơn vị báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư).
8. Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công tác loại biên chế và xử lý tài sản là thiết bị, vật tư hàng hóa bảo đảm công nghiệp quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng theo quy định.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật