Đánh bả chó để trộm chó có bị xử phạt không? Với hành vi đánh bả cho chó chết thì xử phạt như thế nào?
Đánh bả chó để trộm chó có bị xử phạt không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về hành vi trộm cắp tài sản như sau:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Như vậy, trong trường hợp này vật nuôi cũng được xem là tài sản thuộc quyền sử hữu của người chủ nên sẽ xét vào tội trộm cắp tài sản, đối với trường hợp chó từ 2.000.000 đồng trở xuống thì khung hình phạt nhẹ nhất sẽ là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, cao nhất là chung thân.
Với hành vi đánh bả chó để làm chết chó thì xử phạt thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Như vậy, với trường hợp chó của người bị hại chết thì sẽ quy vào tội hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác với trường hợp chó có giá trị từ 2.000.000 đồng trở xuống thì khung hình phạt nhẹ nhất sẽ là cải tạo không giam giữ đến ba năm.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật