Kế hoạch ứng phó sự cố với cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chuẩn đoán y tế và thiết bị phát tia X khác như nào?
Kế hoạch ứng phó sự cố với cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chuẩn đoán y tế và thiết bị phát tia X khác
Mục III Phần II Phụ lục II Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch ứng phó sự cố với cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chuẩn đoán y tế và thiết bị phát tia X khác như sau:
1. Căn cứ pháp lý.
2. Trách nhiệm báo cáo sự cố khi có người bị chiếu xạ quá liều.
3. Báo cáo kết thúc sự cố: Nơi nhận, thời gian gửi, nội dung của báo cáo (hoạt động khắc phục sự cố đã thực hiện, hậu quả sự cố, đánh giá liều bức xạ, kết luận và kiến nghị).
4. Quy định về trách nhiệm, phương pháp đánh giá liều và theo dõi sức khỏe của cá nhân bị chiếu xạ quá liều.
Kế hoạch ứng phó sự cố với cơ sở sử dụng, lưu trữ, đóng gói, vận chuyển nguồn phóng xạ thuộc nhóm 5
Mục II Phần II Phụ lục II Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch ứng phó sự cố với cơ sở sử dụng, lưu trữ, đóng gói, vận chuyển nguồn phóng xạ thuộc nhóm 5 như sau:
1. Căn cứ pháp lý.
2. Mô tả loại hình công việc bức xạ của cơ sở; Phân tích nguy cơ, tình huống liên quan tới thất lạc nguồn phóng xạ, mất an toàn liên quan tới nguồn phóng xạ.
3. Kịch bản ứng phó sự cố cho từng tình huống mô tả tại khoản 2.
4. Báo cáo kết thúc sự cố: Nơi nhận, thời gian gửi, nội dung của báo cáo (hoạt động ứng phó sự cố, các biện pháp khắc phục sự cố đã được tiến hành, hậu quả với con người, hậu quả với môi trường, đánh giá liều bức xạ, kết luận và kiến nghị).
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo