Sử dụng nguồn phóng xạ đặt cố định và nguồn phóng xạ sử dụng trong xạ trị áp sát liều cao/trung bình mức an ninh B như thế nào?
Sử dụng nguồn phóng xạ đặt cố định và nguồn phóng xạ sử dụng trong xạ trị áp sát liều cao/trung bình mức an ninh B
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục III Phụ lục I Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng nguồn phóng xạ đặt cố định và nguồn phóng xạ sử dụng trong xạ trị áp sát liều cao/trung bình như sau:
1. Sử dụng nguồn phóng xạ đặt cố định và nguồn phóng xạ sử dụng trong xạ trị áp sát liều cao/trung bình
a) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 1 mục II Phần này;
b) Có quy trình quản lý khóa và chìa khóa, quy trình kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần;
c) Có thiết bị để ghi nhận và lưu giữ hình ảnh việc tiếp cận trái phép tại các lối tiếp cận phòng đặt nguồn phóng xạ;
d) Có khóa cho các cửa lối ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ.
Sử dụng nguồn phóng xạ di động mức an ninh B như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục III Phụ lục trên quy định về sử dụng nguồn phóng xạ di động như sau:
2. Sử dụng nguồn phóng xạ di động
a) Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;
b) Có rào chắn, biển cảnh báo cho khu vực tiến hành công việc bức xạ;
c) Có nơi cất giữ nguồn phóng xạ trong thời gian không sử dụng, lắp khóa tại các điểm có thể tiếp cận vào nơi đặt nguồn; có quy trình quản lý khóa và chìa khóa;
d) Có nhật ký sử dụng nguồn phóng xạ, bao gồm thông tin về: mục đích sử dụng, địa điểm sử dụng, người sử dụng và thời gian sử dụng nguồn phóng xạ; địa điểm và thời gian cất giữ nguồn phóng xạ;
đ) Có quy trình bàn giao nguồn phóng xạ giữa các bộ phận trong cơ sở;
e) Có quy trình kiểm đếm2 sau mồi ca làm việc và định kỳ hàng tuần.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo