Người lao động không ký hợp đồng lao động khi xảy ra tai nạn thì có được bồi thường?
Người lao động không ký hợp đồng lao động khi xảy ra tai nạn thì có được bồi thường không?
Căn cứ Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định đối tượng được áp dụng chế độ khi xảy ra tai nạn lao động như sau:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Người sử dụng lao động.
6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Như vậy, tuy không ký kết hợp đồng lao động nhưng trong trường hợp Điều luật này quy định khi người lao động xảy ra tai nạn, người lao động vẫn sẽ nhận được bồi thường từ người sử dụng lao động.
Mức bồi thường khi xảy ra tai nạn là bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 4 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định về mức bồi thường đối với người lao động như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Vậy,khi có trường hợp tai nạn xảy ra người lao động vẫn sẽ phải bồi thường trong phạm vi mức bồi thường được quy định, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật