Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại? Xin được hỏi những vấn đề trên trong nội dung quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại. Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại?

Tại Điều 30 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại như sau:

1. Tham gia góp ý kiến các khoản viện trợ theo quy định.

2. Tham gia giám sát việc thực hiện các khoản viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo cam kết viện trợ và thực hiện đúng hoạt động đã đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Cung cấp thường xuyên, đầy đủ thông tin về tình hình cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung Giấy đăng ký và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để làm cơ sở cho việc tiến hành vận động và thẩm định viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định tại Nghị định này.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại như sau:

1. Hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

2. Tham gia thẩm định và góp ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các khoản viện trợ liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; tham gia thẩm định và góp ý kiến.

3. Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

4. Tiến hành các nhiệm vụ theo thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ.

5. Cung cấp các thông tin liên quan làm cơ sở xem xét trong quá trình thẩm định khoản viện trợ tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào