Mục đích và phạm vi của tìm kiếm nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ được quy định ra sao?
Mục đích và phạm vi của tìm kiếm nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ được quy định như sao?
Căn cứ Mục I Phụ lục I.4 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy định về mục đích và phạm vi của tìm kiếm nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ:
1. Mục đích
Quy trình này quy định hoạt động tìm kiếm nguồn phóng xạ theo phương án ứng phó đã được Chỉ huy hiện trường phê duyệt.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với lực lượng tham gia tìm kiếm nguồn phóng xạ theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc theo điều động của Chỉ huy hiện trường.
Quy định về nội dung quy trình của tìm kiếm nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ ra sao?
Theo Tiểu mục 3 Mục I Phụ lục I.4 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) nội dung quy trình của tìm kiếm nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ được quy định:
3.1. Sơ đồ
3.2. Diễn giải
Bước 1: Tập kết và triển khai lực lượng, thiết bị
- Tập kết lực lượng, thiết bị đầu hướng gió, kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn lao động nói chung tại hiện trường.
- Phổ biến, rà soát phương án tìm kiếm nguồn phóng xạ đã xây dựng.
- Kiểm tra số lượng, chủng loại và tình trạng hoạt động của trang thiết bị.
- Trang bị quần áo bảo hộ, mặt nạ, găng tay, liều kế bức xạ cá nhân.
Bước 2: Tìm kiếm nguồn phóng xạ theo phương án đã được xây dựng
Nhân viên ứng phó để máy đo ở trạng thái bật:
- Đi vào khu vực nghi ngờ có nguồn phóng xạ theo lộ trình đã xây dựng, các tòa nhà, nhà kho, khu vực xử lý rác thải, khu vực chứa đồ phế liệu, thùng chứa v.v. (trường hợp tìm kiếm trên phạm vi rộng, sử dụng phương tiện vận chuyển với đầu dò NaI có thể giúp nhanh chóng xác định khu vực có nguồn phóng xạ hoặc khu vực có phát tán gây nhiễm bẩn phóng xạ).
- Kết hợp quan sát suất liều bức xạ với việc tìm kiếm các vật thể có biểu tượng bức xạ ion hóa, tên của chủ sở hữu hoặc nhà sản xuất, các vật thể bằng chì hoặc container nặng.
- Di chuyển đầu dò chậm khi khảo sát các bề mặt, đồ vật, thùng chứa, tường chắn, lưu ý tìm kiếm các khu vực trên cao, dưới thấp, khu vực khó tiếp cận.
- Đứng tại chỗ, xoay cơ thể để xác định hướng có mức suất liều bức xạ cao nhất.
- Nếu suất liều hiển thị gần với ngưỡng đo của thiết bị, xem xét việc thay thiết bị khác phù hợp hơn.
Bước 3.1: Không tìm thấy nguồn phóng xạ
- Lưu thông tin tìm kiếm, các khu vực đã tìm kiếm, mức phông bức xạ môi trường.
Bước 3.2: Tìm thấy nguồn phóng xạ hoặc khu vực nghi ngờ có nguồn phóng xạ
- Đánh dấu khu vực.
- Yêu cầu mọi người ra khỏi khu vực.
- Dùng túi chì, tấm chì che chắn tạm thời nguồn phóng xạ trong trường hợp suất liều bức xạ cao.
- Lập hàng rào khoanh vùng, cách ly khu vực.
Tiếp cận nguồn phóng xạ, thu thập tối đa thông tin phục vụ cho việc thu hồi, xử lý nguồn phóng xạ như: hình dạng, tình trạng vật lý nguồn phóng xạ, thiết bị chứa nguồn phóng xạ (xác định cụ thể hình dạng, kích thước các mảnh vỡ nếu có thể); suất liều bức xạ tại các khoảng cách khác nhau tới nguồn phóng xạ; loại đồng vị phóng xạ; khả năng nhiễm bẩn phóng xạ; các mối nguy hiểm phi phóng xạ khác (hóa chất, chất nổ, địa hình,...).
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân