Nút giao khác mức liên thông được quy định ra sao?
Nút giao khác mức liên thông được quy định như thế nào?
Tại Khoản 3.55 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT có quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có quy định về nút giao khác mức liên thông như sau:
3.55. Nút giao khác mức liên thông là nơi giao nhau của đường bộ bằng tổ hợp các công trình vượt hoặc chui và nhánh nối mà ở đó cho phép các phương tiện tham gia giao thông chuyển hướng đến đường ở các cao độ khác nhau.
Các nút giao khác mức liên thông trên tiêu phản quang bố trí bên đường cao tốc như thế nào?
Tại Điểm 61.2.1 Khoản 61.2 Điều 61 QCVN 41:2019/BGTVT có quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có quy định như sau:
61.2.1. Phạm vi áp dụng tiêu phản quang bố trí bên đường hoặc trên dải phân cách:
a) Trên các đường cao tốc:
+ Bố trí dọc hai bên đường. Khi đó, nếu lan can phòng hộ cách mép phần đường xe chạy dưới 2,4 m, gắn tiêu phản quang lên lan can phòng hộ. Các trường hợp khác có thể bố trí tiêu phản quang dạng cột đặt bên đường;
+ Bố trí ít nhất một bên trên các nhánh nối của các nút giao khác mức liên thông.
b) Trên các đường khác: nên sử dụng tiêu phản quang tại vị trí các đoạn đường bị thu hẹp phần đường xe chạy mà không có lan can phòng hộ, các đoạn đường đèo dốc quanh co hạn chế tầm nhìn, trong phạm vi đường lánh nạn, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt. Nơi đường thường xuyên có sương mù cần bố trí tiêu phản quang trên các vật thể cứng liền kề phần xe chạy như các đầu đảo giao thông, bó vỉa v.v... khi khó nhận biết các vật thể này về ban đêm.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân