Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại là như thế nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại là như thế nào?
- Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương tình, dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại trong quá trình thực hiện là như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại là như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý dự án như sau:
1. Đại diện cho chủ dự án, chịu trách nhiệm trước chủ dự án, cơ quan chủ quản và trước pháp luật về các quyết định của mình.
2. Ban quản lý dự án phải mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam. Thực hiện các hoạt động thu, chi cho khoản viện trợ qua tài khoản trên cơ sở kế hoạch tài chính đã được phê duyệt.
3. Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ trong khuôn khổ dự án, trong đó:
a) Lập kế hoạch thực hiện tổng thể và hằng năm, kế hoạch tài chính của dự án trình người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt;
b) Đàm phán, ký kết các hợp đồng;
c) Thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng trong phạm vi được giao;
d) Quản lý tài chính, tài sản và thực hiện các thủ tục giải ngân, hạch toán, quyết toán theo quy định về quản lý tài chính của Nghị định này và phù hợp với quy định của Bên cung cấp viện trợ.
4. Xây dựng kế hoạch chi tiết giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, dự án.
5. Định kỳ 06 tháng một lần và hàng năm báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án, tình hình quản lý tài chính cho chủ dự án và cơ quan chủ quản.
6. Nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án. Sau khi kết thúc chương trình, dự án, trong vống 06 tháng, Ban quản lý dự án phải hoàn thành báo cáo kết thúc chương trình, dự án gửi Chủ Dự án.
7. Các nhiệm vụ khác được giao.
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương tình, dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại trong quá trình thực hiện là như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về điều chỉnh, sửa đổi chương trình, dự án trong quá trình thực hiện như sau:
1. Đối với các chương trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định:
Cơ quan chủ quản tiến hành thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ khi có các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dẫn đến thay đổi các nội dung trong Quyết định phê duyệt khoản viện trợ.
2. Đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản:
a) Những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung làm cho chương trình, dự án trở thành một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này thì phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
b) Các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung không thuộc quy định tại điểm a khoản này do cơ quan ban hành quyết định phê duyệt khoản viện trợ.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật