Mục đích, phạm vi của quy trình đánh giá tình trạng sự cố và xác định mức báo động trong định mức kinh tế - kỹ thuật quy định ra sao?
Mục đích, phạm vi của quy trình đánh giá tình trạng sự cố và xác định mức báo động trong định mức kinh tế - kỹ thuật quy định ra sao?
Theo Tiểu mục 1, Tiểu mục 2 Mục I Phụ lục I.2 ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) có quy định về mục đích và phạm vi, đối tượng áp dụng của quy trình đánh giá tình trạng sự cố và xác định mức báo động trong định mức kinh tế - kỹ thuật ứng phó và quản lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân như sau:
1. Mục đích
Quy trình này quy định hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố bức xạ và hạt nhân theo phương án ứng phó được hướng dẫn trong Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đã được phê duyệt1.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố.
Nội dung quy trình đánh giá tình trạng sự cố và xác định mức báo động trong định mức kinh tế - kỹ ứng phó và quản lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân?
Tại Tiểu mục 3 Mục I Phụ lục I.2 ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) nội dung quy trình đánh giá tình trạng sự cố và xác định mức báo động trong định mức kinh tế - kỹ ứng phó và quản lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân được quy định:
3.1. Sơ đồ
3.2. Diễn giải
Bước 1: Tập kết và triển khai lực lượng, thiết bị
- Tập kết lực lượng, thiết bị đầu hướng gió và ngay phía ngoài vành đai an toàn bức xạ.
- Kiểm tra số lượng, chủng loại và tình trạng hoạt động của thiết bị.
- Kiểm tra mức phông bức xạ môi trường.
- Trang bị quần áo bảo hộ, mặt nạ, găng tay, liều kế bức xạ cá nhân.
Bước 2: Thu thập thông tin tại hiện trường
- Phối hợp với lực lượng an ninh, cán bộ cơ sở, người dân có liên quan thu thập tối đa thông tin có được tại hiện trường liên quan tới tình trạng nguồn phóng xạ, vật thể nghi là nguồn phóng xạ, an ninh và an toàn khu vực, các hành động ứng phó ban đầu đã thực hiện.
Bước 3: Đánh giá tình trạng bức xạ tại hiện trường
- Xác định suất liều bức xạ tại biên hàng rào khoanh vùng ban đầu.
- Điều chỉnh kích thước hàng rào khoanh vùng ban đầu, bảo đảm suất liều tại biên hàng rào > 0,1 mSv/h.
- Tiến vào khu vực có nguồn phóng xạ hoặc vật thể nghi là nguồn phóng xạ, kết hợp quan sát hiện trường và giá trị suất liều bức xạ máy đo.
- Đánh dấu các vị trí suất liều bức xạ lớn hơn 0,1 mSv/h và lớn hơn 100 mSv/h (chỉ tiến vào khu vực có suất liều > 100 mSv/h để thực hiện hành động cứu người và thời gian vào khu vực đó < 30 phút).
- Tiến hành nhận diện nguồn phóng xạ trong trường hợp bảo đảm an toàn.
- Bảo đảm an toàn bức xạ trong việc đánh giá tình trạng nguồn phóng xạ, khu vực nhiễm bẩn phóng xạ.
Bước 4: Đo kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ người
- Đo kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ người, thu thập thông tin về mức độ nhiễm xạ của cá nhân liên quan.
Bước 5: Xác định mức báo động
- Lưu lại toàn bộ thông tin nêu trên.
- Xác định đây là sự cố hoặc không phải sự cố bức xạ.
- Sử dụng Mẫu phiếu Xác định mức báo động và mức độ ứng phó sự cố đã được ban hành.
Bước 6: Báo cáo
Báo cáo cấp có thẩm quyền kết quả đánh giá mức báo động.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân